TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NHÀ Ở TRONG VÀ SAU THỜI KÌ ĐẠI DỊCH COVID-19

 

Từ tháng 10 năm 2016, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu lập ra các quy định cho các khoản vay mua nhà ở. Họ đã bắt đầu thiết lập giới hạn tối đa của mức cho vay và giới hạn số tiền cho vay tối đa tùy thuộc vào thu nhập của khách hàng. Nhưng do hậu quả của đại dịch để lại, đa số các quy định đó đã dần bị hủy hết. Có lẽ lợi ích tích cực nhất của coronavirus đối với thị trường bất động sản là quyết định bãi bỏ thuế mua bất động sản.

Ngày 1 tháng 4, mức tối đa được vay so với tổng giá trị bất động sản (LTV) đã được tăng lên thành 90 %, trước đây chỉ có 80 %. Tháng 7 năm 2020, Ngân hàng Nhà nước Cộng hòa Séc cũng đã chính thức bãi bỏ tỷ số thanh toán nợ hàng tháng trên thu nhập sạch hàng tháng (DSTI), tỷ số tổng nợ so với thu nhập hàng năm (DTI). Mục đích của họ khi loại bỏ 2 thông số này là để giúp đỡ khách hàng trong quá trình vay tiền thế chấp dễ dàng hơn. Tuy nhiên trong thực tế thì việc này không mang lại bất kì thay đổi lớn nào cho thị trường bất động sản. Vì các ngân hàng lại thắt chặt yêu cầu của riêng họ hơn sau quyết định này.

Tại thời điểm này, các ngân hàng buộc phải ngừng cho một số ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch vay tiền. Một số ngân hàng vẫn đang thực hiện chặt chẽ những biện pháp an toàn đề phòng đợt đi xuống tiếp theo của nền kinh tế. Vì dịch Corona vẫn chưa kết thúc hẳn nên đây cũng là điều dễ hiểu.

Theo phân tích của công ty FérMakléři.cz, hầu như không có gì thay đổi trong việc tăng giá bất động sản ở các thành phố lớn sau đại dịch Covid-19. Giá bất động sản trong quý 2 năm 2020 tiếp tục tăng so với quý 1 (vd. giá nhà ở Praha tăng lên 3 %).